Xây dựng một mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, để kịch bản này thực sự phát huy tác dụng, việc phân loại khách hàng theo từng nhóm là không thể thiếu. Mỗi nhóm khách hàng có đặc điểm, nhu cầu và mong muốn riêng biệt, và việc áp dụng một kịch bản chung cho tất cả có thể không hiệu quả.
Do đó, WiPiont đã tổng hợp mẫu kịch bản CSKH theo từng nhóm khách hàng giúp doanh nghiệp kết nối và xử lý các vấn đề hiệu quả hơn.
Kịch bản chăm sóc khách hàng là một công cụ quan trọng trong quản lý tương tác khách hàng của một tổ chức. Đây là một bộ tài liệu hoặc hướng dẫn mô tả cụ thể về cách nhân viên nên tiếp cận, tương tác và giải quyết các vấn đề của khách hàng qua các kênh giao tiếp như điện thoại, email, tin nhắn, mạng xã hội, và nhiều hơn nữa.
Kịch bản chăm sóc khách hàng mang lại nhiều lợi ích đối với việc chăm sóc khách hàng của một doanh nghiệp:
Bằng cách sử dụng kịch bản chăm sóc khách hàng, tổ chức có thể cải thiện hiệu suất và chất lượng của dịch vụ khách hàng, xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đồng thời giảm thiểu thời gian đào tạo và tăng cường khả năng linh hoạt và phản xạ của nhân viên trong các tương tác khách hàng.
>>Xem thêm: Chăm sóc khách hàng là gì? Tầm quan trọng và quy trình CSKH tiêu chuẩn
Dưới đây là gợi ý về quy trình xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng hiệu quả:
1. Nghiên cứu và phân tích khách hàng:
2. Đặt ra mục tiêu và định rõ mục đích:
3. Xác định các điểm tiếp xúc với khách hàng:
4. Xây dựng nội dung và thông điệp:
5. Phát triển kịch bản và quy trình hoạt động:
6. Lập kế hoạch triển khai:
7. Đánh giá và điều chỉnh:
8. Tối ưu hóa và cải tiến liên tục:
>>Xem thêm: Kỹ năng cần có, mức lương và lộ trình thăng tiến nhân viên chăm sóc khách hàng
Nhân viên: Chào anh/chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên nhân viên], đại diện của nha khoa [Tên công ty]. Em nghe nói anh/chị quan tâm đến dịch vụ [tên dịch vụ] của bên em ạ. Anh/chị đã có thông tin gì về dịch vụ này chưa ạ? Nếu chưa, em sẽ giúp và tư vấn cho anh/chị.
Khách hàng: Đúng rồi, Anh/chị muốn biết tính năng hữu ích nhất của dịch vụ và giá cả hiện tại.
Nhân viên: Được ạ! Gần đây, [Tên công ty] đã giới thiệu dịch vụ [tên dịch vụ] có các tính năng […], tích hợp thêm nhiều tính năng mới và công dụng bất ngờ…
Khách hàng: Anh/chị hiểu rồi. Cảm ơn em nhé!
Nhân viên: Nếu anh/chị không còn câu hỏi gì khác thì kết thúc ở đây nhé. Cảm ơn anh/chị [Tên khách hàng] đã dành thời gian để trò chuyện cùng tôi.
Chúc Anh/chị một ngày tốt lành!
Bạn có thể điều chỉnh và thích nghi mẫu kịch bản này cho phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của công ty bạn.
Nhân viên: Alo, đây có phải là số điện thoại của anh/chị [Tên khách hàng] không ạ?
Khách hàng: Đúng rồi em.
Nhân viên: Em chào anh/chị … Em là [Tên nhân viên] nhân viên công ty [Tên công ty] Hiện tại, bên em đang có chương trình ưu đãi cho một số sản phẩm mà em nghĩ là anh/ chị không nên bỏ lỡ. Không biết bây giờ anh/ chị có thể dành một chút thời gian để em trao đổi với mình không ạ?
Khách hàng: Hiện tại anh/chị không rảnh em nhé.
Nhân viên: Dạ, vậy em có thể gọi lại cho anh/ chị vào lúc… không ạ? Vì ưu đãi bên em có giới hạn số lượng nên em muốn thông tin đến mình để mình không bỏ lỡ cơ hội tốt này ạ.
Khách hàng: Ừ, vậy tầm đấy liên hệ lại với anh/ chị nhé.
Nhân viên: Da, em cảm ơn anh/ chị. Em xin phép gọi lại cho mình vào… Chúc anh/chị một ngày tốt lành! Em chào anh/ chị.
Bạn có thể điều chỉnh và thích nghi mẫu kịch bản telesale chăm sóc khách hàng cũ này cho phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của công ty bạn.
Nhân viên: Xin chào anh/chị… Em là… nhân viên công ty… Đầu tiên, em xin thay mặt công ty cảm ơn anh/chị… vì đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ. Không biết trong quá trình sử dụng, sản phẩm có đáp ứng kỳ vọng của mình không và mình có gặp phải khó khăn gì cần tư vấn, hướng dẫn không ạ?
Khách hàng: Hiện tại thì không em nhé.
Nhân viên: Dạ, nếu có vấn đề gì mình cứ liên hệ bên em sẽ hỗ trợ mình kịp thời nhất nhé ạ. Ngoài ra, bên em hiện cũng đang có chương trình ưu đãi hấp dẫn cho toàn bộ sản phẩm. Không biết anh/ chị có nhu cầu mua thêm hoặc tham khảo sử dụng sản phẩm khác để em tư vấn thêm cho mình?
Khách hàng: Hiện tại sản phẩm anh/ chị đang dùng vẫn còn. Nếu có nhu cầu mua thêm hay dùng sản phẩm khác anh/ chị sẽ liên hệ sau nhé. Cảm ơn em.
Nhân viên: Dạ, em rất sẵn lòng tư vấn hỗ trợ mình khi cần. Vậy anh/ chị còn câu hỏi nào khác cần em giải đáp không ạ?
Khách hàng: Không em nhé.
Nhân viên: Nếu anh/ chị không còn câu hỏi nào em xin phép tạm dừng cuộc gọi tại đây ạ. Chúc anh/chị một ngày tốt lành! Em chào anh/ chị.
Mẫu này có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể của công ty bạn.
Kịch bản giới thiệu dịch vụ cho khách hàng mới:
Mẫu: “Em chào anh/chị ạ. Em là [tên nhân viên] đang gọi đến cho chị từ [tên công ty]. Hiện tại bên em đang có chương trình khuyến mãi 50% cho khách hàng lần đầu trải nghiệm dịch vụ. Em có thể xin chị vài phút để giới thiệu thêm đến anh/chị về chương trình này được không ạ?
Chương trình khuyến mãi được áp dụng từ nay đến ngày.... Trong khoảng thời gian này, anh/chị tiện vào ngày nào để bên em có thể sắp xếp đón tiếp ạ?
Em xin phép gửi anh/chị tin nhắn xác nhận lịch hẹn và thông tin về [dịch vụ] sau cuộc gọi này. Em cảm ơn anh/chị đã dành thời gian lắng nghe. Em rất mong được chào đón anh/chị trong thời gian sắp tới.”
Kịch bản giới thiệu chương trình tri ân/giảm giá/tặng quà:
Mẫu: "Xin chào anh/chị. Em là [Tên nhân viên], đại diện từ [Tên công ty]. Trước tiên, em xin gửi lời chúc mừng đến anh/chị vì đã là một trong những khách hàng may mắn nhận được quà tặng đặc biệt từ chương trình tri ân của chúng em. Đó là một Voucher trị giá 500k dành riêng cho anh/chị!
Chương trình này chỉ áp dụng từ ngày hôm nay đến hết ngày 2/6, vì vậy em muốn đảm bảo rằng anh/chị có cơ hội tận hưởng món quà đặc biệt này. Anh/chị có thể sắp xếp thời gian qua bên em để nhận quà tặng và trải nghiệm dịch vụ của công ty em không?
Nếu anh/chị đồng ý, em sẽ gửi cho anh/chị mã QR để dễ dàng đặt lịch và sắp xếp thời gian ghé thăm cửa hàng của chúng tôi. Rất mong được đón tiếp anh/chị và cung cấp cho anh/chị trải nghiệm tuyệt vời nhất!
Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian lắng nghe. Chúc anh/chị một ngày tốt lành!"
Kịch bản chăm sóc khách hàng đã sử dụng dịch vụ:
Kịch bản gọi điện đặt lịch hẹn:
Những điều chỉnh này có thể giúp tối ưu hóa hiệu quả của kịch bản telesale chăm sóc khách hàng và tăng cơ hội thành công trong việc tiếp cận và chăm sóc khách hàng.
Dưới đây là một mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng qua chatbot:
Nhân viên: Xin chào Anh/Chị [Tên khách hàng]. Em là [Tên NV] từ công ty [Tên công ty]. Em rất cảm ơn vì Anh/Chị đã dành thời gian gửi phản hồi/khiếu nại về sản phẩm/dịch vụ của bên em. Không biết Anh/Chị có thời gian trống để thảo luận thêm về vấn đề mà Anh/Chị đang gặp phải không ạ?
Khách hàng: Chào em. Tôi mua sản phẩm của công ty em và gặp vấn đề về [Mô Tả Vấn Đề]. Tôi rất không hài lòng về trải nghiệm này.
Nhân viên: Trước hết, em xin lỗi vì vấn đề mà Anh/Chị đã gặp phải. Chúng em đã ghi nhận lại thông tin về vấn đề của Anh/Chị. Xin hỏi Anh/Chị có ý kiến gì khác liên quan đến vấn đề này không?
Khách hàng: Tôi mong rằng công ty có thể giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và đảm bảo điều tương tự sẽ không xảy ra trong tương lai.
Nhân viên: Dạ công ty hoàn toàn hiểu và đồng cảm cùng Anh/Chị. Công ty cam kết sẽ xem xét và giải quyết vấn đề của Anh/Chị một cách nhanh nhất. Hy vọng Anh/Chị sẽ cho [Tên công ty] cơ hội để cải thiện trong thời gian tới.
Khách hàng: Rất cám ơn Anh/Chị đã hiểu và thông cảm. Công ty sẽ nhanh chóng phản hồi lại cho Anh/Chị.
Nhân viên: Em xin phép kết thúc cuộc gọi tại đây. Chúc Anh/Chị có một ngày tràn đầy niềm vui và năng lượng!
Mẫu này có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể của công ty bạn.
Những lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình chăm sóc khách hàng của bạn là hiệu quả và mang lại kết quả tốt nhất dựa trên kịch bản được xây dựng:
Việc xây dựng mẫu kịch bản chăm sóc khách hàng hiệu quả đòi hỏi sự tỉ mỉ và sáng tạo. Bằng cách tập trung vào việc hiểu rõ đối tượng khách hàng và tùy chỉnh kịch bản cho từng nhóm khách hàng, các doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Sự chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và chu đáo không chỉ tăng cơ hội tương tác mà còn là yếu tố quyết định trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng trong thời gian dài. Hy vọng những chia sẻ trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Tags
Bài viết liên quan